Nóng gan là tình trạng gan bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngay khi xuất hiện các biểu hiện nóng gan như nổi mụn, mẩn ngứa, phát ban… bạn cần có giải pháp phù hợp để hạ nhiệt và tăng cường chức năng gan.
Vì sao gan lại nóng?
Gan có vị trí dưới lồng xương sườn, phía bụng bên phải, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cũng như loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Khi gan gặp vấn đề, sẽ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thường được dân gian gọi chung là nóng gan.
Như vậy, nóng gan không phải là một bệnh mà là tình trạng tổn thương ở gan dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Trường hợp không được chữa trị hoặc khắc phục kịp thời gan nóng kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như xơ gan, suy gan.
Triệu chứng cảnh báo gan nóng?
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận diện tình trạng nóng gan. Người bệnh cần theo dõi để không bỏ qua các triệu chứng:
TRIỆU CHỨNG | Biểu hiện cụ thể |
Da mẩn ngứa, nổi mụn nhọt | Chức năng thải độc của gan bị ảnh hưởng, độc tố tích tụ đi vào da, gây kích ứng, ngứa ngáy. |
Vàng da, thâm mắt | Chức năng chuyển hóa mật gặp vấn đề, bilirubin tích tụ lại trong máu càng nhiều sẽ gây vàng da. |
Hôi miệng, hơi thở có mùi | Cơ thể tăng sinh chất ammonia khiến người bệnh thở ra mùi hôi khó chịu. |
Màu phân và nước tiểu thay đổi | Khi nóng gan, phân thường có màu bạc trắng, trong khi nước tiểu sẫm màu hơn và lượng nước tiểu cũng ít hơn. |
Chướng bụng | Gan nóng trong thời gian dài dễ tổn thương, sưng to gây chướng bụng. |
Nguyên nhân gây nóng gan
Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này bạn sẽ không khỏi bất ngờ. Bởi có những lý do xuất phát từ chính thói quen xấu trong sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua những nguyên nhân đến từ bệnh lý.
Dùng nhiều bia rượu gây nóng gan
Rượu bia khi vào cơ thể có khoảng 90% lượng cồn được xử lý tại gan. Tại đây, cồn sẽ chuyển hóa, khử độc và đào thải. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều cồn sẽ khiến cho gan quá tải. Lúc này, cồn chuyển hóa thành acetaldehyde (chất trung gian gây độc) không được xử lý hết sẽ gây tổn thương, làm nóng gan.
Ngoài ra, thói quen dung nạp thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích, uống ít nước, không tập thể dục, thức khuya, stress liên tục… cũng là nguyên nhân khiến gan phải hoạt động liên tục và tăng nguy cơ nóng gan.
Tác dụng phụ của thuốc tây
Đối với những người phải sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc cũng cần đề phòng chứng gan nóng. Vì một trong những tác dụng phụ của thuốc Tây thường là ảnh hưởng tới gan.
Mắc các bệnh lý về gan
Chứng nóng gan thường bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan tới gan. Đó có thể là viêm gan siêu vi, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ…
– Viêm gan siêu vi: Đây là tình trạng các tế bào gan bị virus tấn công, gây suy giảm chức năng gan. Các loại virus phổ biến là virus viêm gan A, B, C, D và E. Mỗi loại virus sẽ xâm nhập vào cơ thể theo các con đường lây truyền khác nhau. Đó có thể là: Đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với thực phẩm và nguồn nước chứa virus.
– Viêm gan tự miễn: Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện nhầm tế bào khỏe mạnh của gan là “kẻ địch”. Từ đó, hệ miễn dịch tấn công tế bào gan, làm gan liên tục bị viêm nhiễm.
Các bệnh lý khác gây nóng gan
Bên cạnh các bệnh lý về gan, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân.
- Viêm ống dẫn mật:Ống dẫn mật bị tổn thương sẽ ngăn dòng chảy của mật. Mật tích tụ lại trong gan sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng gan.
- Thừa sắt bẩm sinh:Căn bệnh di truyền này có tên khoa học là Hemochromatosis. Nó khiến hàm lượng sắt vượt quá mức cho phép tại các cơ quan, trong đó có gan.
- Thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin:Protein Alpha-1 antitrypsin được sản sinh để bảo vệ tế bào gan. Nếu vì một lý do nào đó protein này bị thiếu hụt sẽ đẩy gan vào tình trạng nguy hiểm.
Cách xử lý khi bị nóng gan
Làm mát gan bằng chế độ ăn uống
Một trong những cách giúp cải thiện tình trạng này mà bạn có thể thực hiện ngay đó chính là thay đổi chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm có lợi cho gan, thanh nhiệt, giải độc nên được bổ sung vào thực đơn. Đó là:
- Thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh… Chúng giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khả năng thải độc của gan.
- Chất xơ dồi dào trong các loại rau xanh, ngũ cốc… giúp hỗ trợ tốt cho hoạt động của gan. Bạn nên ăn khoảng 200g chất xơ/ngày, chiếm 50% bữa ăn mỗi ngày.
- Protein: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ… Mỗi ngày bạn cần đảm bảo bổ sung 1g protein/kg trọng lượng cơ thể.
Uống nhiều nước để tăng đào thải.
Sử dụng các thảo dược mát gan
Trong dân gian có nhiều thảo dược giúp hỗ trợ làm mát gan hiệu quả như.
- Trà xanh:Chất chống oxy hóa mạnh trong trà xanh giúp bảo vệ tế bào gan. Loại thức uống này cũng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Lưu ý là không nên uống trà quá đặc, uống vào buổi tối vì có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Trà Atiso:Cynarin và silymarin trong Atiso có khả năng hỗ trợ giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong gan. Sử dụng trà Atiso cũng giúp thúc đẩy quá trình lọc thải độc tố của gan.
- Rau má:Từ lâu trong dân gian đã sử dụng rau má cho những trường hợp nóng trong, mẩn ngứa, mụn nhọt… Bởi nó có tác dụng làm mát gan, chống viêm nhiễm, giải độc. Bạn có thể dùng rau má như một loại rau sống hoặc ép lấy nước uống.
- Rau mã đề:Loại rau này có vị ngọt, tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc gan. Canh rau mã đề nấu với thịt lợn cũng là một gợi ý phù hợp để làm mát gan.