Những người mắc bệnh viêm gan mạn tính nói riêng và các bệnh thuộc đường tiêu hóa mạn tính nói chung thì dù muốn hay không cũng phải chấp nhận mang trong mình một căn bệnh lâu dài.
Những người mắc bệnh viêm gan mạn tính nói riêng và các bệnh thuộc đường tiêu hóa mạn tính nói chung thì dù muốn hay không cũng phải chấp nhận mang trong mình một căn bệnh lâu dài. Vì thế, đối với những người này, một chế độ dinh dưỡng thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Nói một cách khái quát, để lựa chọn một chế độ dinh dưỡng thích hợp cần phải đủ cả về luợng và chất:
- Về chất:cần phải cung cấp đủ cho cơ thể đầy đủ những gì cần thiết để cơ thể tồn tại và phát triển.
- Về lượng:Cần giữ ở mức độ vừa phải, đáp ứng đủ mức cơ thể là tốt, không nên ăn quá nhiều dù là những thức ăn bổ dưỡng cũng không có lợi. Ngược lại nếu ăn quá ít sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cần phải điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với thể trạng từng người. Về cơ bản vẫn phải đủ các thành phần dinh dưỡng cơ bản như: chất đạm, chất bột, đường, chất mỡ (dầu thực vật), các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng và chất xơ.
- Các thức ăn, đồ uống tuyệt đối kiêng kị:bia, rượu, cà phê, thuốc lá, hạn chế sắt (nếu bị viêm gan mạn do siêu vi B, C) và các chất béo mỡ thực vật.
- Về chế độ rèn luyện thể dục thể thao:đối với bệnh viêm gan mạn, ngoài chế độ dinh dưỡng thì cần được nghỉ ngơi và hoạt động thể lực nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng quá sức, tốt nhất có thể đi bộ, tập yoga.
Thể dục rất tốt cho người bệnh gan, tuy nhiên tùy vào sức khỏe sẽ có những bài tập phù hợp cho từng người. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bác sĩ có thể có những lời khuyên tốt nhất cho bạn.