Gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng chuyển hóa, khi tế bào gan bị hủy hoại quá mức sẽ phóng thích các men này vào máu gây TĂNG MEN GAN.
Kết quả xét nghiệm tăng men gan trong máu là dấu hiệu cho biết gan đang bị viêm và hoại tử tế bào gan (ALT, AST) cũng như bất thường về bài tiết mật ở gan (GGT, ALP).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Các chỉ số ALT, AST, GGT bình thường trong các ngưỡng:
Chỉ số men gan cao
Vậy chỉ số men gan thế nào là tăng? Khi chỉ số cao hơn chỉ số bình thường dưới đây thì gọi là tăng men gan:
CHỈ SỐ MEN GAN |
CHỈ SỐ BÌNH THƯỜNG (UI/L) |
ALT |
20 – 40 |
AST |
20- 40 |
GGT |
20 – 40 |
ALP |
30 – 110 |
Dấu hiệu men gan cao
Nhiều người thường chỉ phát hiện ra tình trạng này khi đi khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra máu định kỳ. Bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Mức độ men gan tăng càng cao thì các dấu hiệu lâm sàng thường càng biểu hiện rõ.
- Mẩn ngứa: Trên da có thể xuất hiện các nốt nhỏ hồng đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
- Chán ăn, buồn nôn, nôn: Cảm giác ăn không ngon miệng, không thèm ăn.
- Mệt mỏi: Cơ thể như mất sức, uể oải, không tập chung làm việc.
- Vàng da: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Thường sự thay đổi màu sắc rõ nhất là lòng bàn tay, gan bàn chân và lòng trắng mắt. Bởi gan không đào thải được sắc tố mật bilirubin – có màu vàng đặc trưng.
- Đau hạ sườn phải: Đây là vị trí của gan nên người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau tại đây.
- Phân nhạt màu, nước tiểu đậm: Do tắc mật khiến bilirubin không được đào thải qua đường phân và tăng ở nước tiểu. Nên nó không thể “nhuộm vàng” phân và gây nước tiểu đậm màu. – Sốt nhẹ
Nguyên nhân gây tăng men gan
- Chế độ ăn thiếu khoa học gây tăng men gan
- Uống quá nhiều rượu bia
- Tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc
- Bệnh lý về gan gây tăng men gan
- Bệnh lý đường mật
- Một số bệnh lý khác khiến men gan cao
Ngoài các bệnh lý đường tiêu hóa kể trên, một số bệnh lý ở cơ quan khác cũng có thể là nguyên nhân. Bởi chúng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa tế bào gan.
- Sốt rét: Bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây ra. Nó cũng gây tổn thương tế bào gan, thận, đặc biệt là sốt rét ác tính.
- Bệnh tim mạch: Một số bệnh lý về tim mạch có thể đẩy lượng enzyme gan trong máu tang cao. Đó là: Suy tim
- Rối loạn chất sắt: Nạp vào cơ thể quá nhiều chất sắt có thể gây rối loạn chất sắt. Từ đó dẫn tới tăng men gan, đặc biệt là AST và ALT.
Bệnh tiểu đường: Người bị đái tháo đường lâu năm có thể bị tăng men gan. Bởi rối loạn chuyển hóa glucose có thể kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo. Chất béo tích tụ trong gan sẽ làm chức năng gan suy giảm từ đó gây tăng men gan.
Cách phòng tránh
- Việc tạo dựng một lối sống khoa học có thể phần nào hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số gợi ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B2, B6, omega-3 để hỗ trợ chức năng gan. Chúng có trong ngũ cốc, cá béo, rau họ cải, quả mọng… Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, rượu bia… Uống đủ nước.
- Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngủ đúng giờ. Tránh tối đa căng thẳng.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.
- Khám sức khỏe và kiểm tra nồng độ men gan định kỳ. Đặc biệt là đối tượng có nguy cơ bị men gan cao như: Người dùng thuốc Tây dài ngày, uống quá nhiều bia rượu, mắc các bệnh lý có liên quan.
- Tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, bấm móng tay, dao cạo râu…
- Tích cực điều trị các bệnh lý có nguy cơ làm tăng men gan.
Điều trị men gan cao
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Nếu tình trạng này xuất phát từ chế độ dinh dưỡng thì việc điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày sẽ tạo chuyển biến tốt. Nếu là do uống rượu bia quá độ thì người bệnh cần hạn chế rượu bia. Với trường hợp tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể xem xét đổi liều, đổi loại thuốc hoặc sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ.
Các trường hợp bệnh lý có thể được chỉ định thuốc Tây như: Thuốc kháng virus trị viêm gan do virus, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc hướng gan… Lưu ý là người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc cấp cứu có thể cần phải phẫu thu