Bao nhiêu lâu nên đi khám gan một lần - Cường Can Vương - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bao nhiêu lâu nên đi khám gan một lần

Thắc mắc thường gặp, bao lâu nên khám gan?

Gan có rất nhiều chức năng với hoạt động sống của cơ thể người như: thực hiện tiêu hóa, thải bỏ chất độc và chất dư thừa, chuyển hóa chất cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Vì thường xuyên tiếp xúc và thải bỏ độc chất nên tế bào gan cũng dễ bị tổn thương, dù có khả năng tự phục hồi song các tổn thương nặng và liên tục vẫn gây vấn đề cho gan.

  • Vì thế, khám gan là cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan với những mục đích sau:
  • Kiểm tra viêm gan siêu vi. Đây là bệnh lý rất phổ biến và có thể gây biến chứng nặng cho gan như: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,…
  • Kiểm tra khi người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ gan có vấn đề và khắc phục, đảm bảo sức khỏe, tăng chất lượng cuộc sống.
  • Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý gan, nguy hiểm khi bệnh lý này gây tổn thương gan vĩnh viễn, xơ hóa gan hoặc ung thư gan.
  • Theo dõi tiến triển của các bệnh lý ở gan, tiêu biểu như viêm gan do rượu, do virus và từ đó xây dựng liệu trình và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, đem lại hiệu quả cao.
  • Theo dõi tác dụng phụ có thể có của thuốc, nhất là các thuốc chứa thành phần gây hại cho tế bào gan.

  • Đánh giá và kiểm tra các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tại gan như: thừa cân, béo phì, giảm cân quá nhanh, mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, uống nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc giảm đau,…

Vậy bao lâu nên khám gan một lần? Việc này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe gan nói riêng của mỗi người. Với người khỏe mạnh không có bệnh lý ở gan, nên đi khám gan định kỳ cùng với khám sức khỏe tổng quát 1 năm 1 lần. Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu rối loạn chức năng gan thì cần đi khám sớm, bao gồm: sụt cân, cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng, nước tiểu sẫm màu kéo dài, phân nhạt màu, cổ trướng, tiêu chảy kéo dài, xuất hiện các vết bầm tím bất thường trên da, da vàng, mắt màng, đau bụng, hay buồn nôn hoặc nôn mửa, chảy máu bất thường,…

Với người mắc bệnh lý ở gan, khám sức khỏe gan định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Những đối tượng này nên đi khám đúng lịch hẹn bởi tiến triển bệnh lý ở gan có thể rất phức tạp, việc không phát hiện sớm bất thường do không đi khám có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe, khó điều trị khắc phục sau này.

Cũng tùy vào mục đích và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, kiểm tra gan phù hợp trong những lần khám này.

Các xét nghiệm kiểm tra gan phổ biến

Với khám sức khỏe gan định kỳ ở người khỏe mạnh, bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan, từ đó đánh giá được sức khỏe gan. Có thể kiểm tra chuyên sâu hơn bằng siêu âm, chụp cắt lớp gan để đánh giá, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao. Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ rối loạn chức năng gan, hãy thông báo cho bác sĩ để quyết định có kiểm tra sức khỏe gan chi tiết, cụ thể hay không.

Với bệnh nhân mắc bệnh hoặc rối loạn chức năng gan khi khám gan sẽ cần thực hiện nhiều kiểm tra phức tạp hơn. Ở giai đoạn đầu của các bệnh gan, tế bào gan có thể đã bị tổn thương song triệu chứng thường mờ nhạt. Chỉ qua xét nghiệm máu, kiểm tra men gan, xét nghiệm hình ảnh gan, siêu âm cấu trúc gan, siêu âm đo độ đàn hồi của mô gan,… mới có thể phát hiện vấn đề.

Khi bệnh lý ở gan tiến triển nặng, bệnh nhân cũng xuất hiện nhiều triệu chứng ồ ạt hơn, khi khám gan cũng thấy nhiều dấu hiệu bất thường. Kiểm tra hình ảnh thấy kích thước gan lớn hơn, thậm chí nhiều trường hợp có thể sờ rõ ở vùng hạ sườn phải, ấn vào có cảm giác căng đau do gan tăng kích thước.

Với bệnh nhân xơ gan, siêu âm sẽ thấy bề mặt gan sần sùi, thô cứng, có thể sờ thấy cả khối u ở gan.

Như vậy, khám gan chủ yếu là xét nghiệm đánh giá chức năng gan và chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan nhìn chung khá phức tạp, bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể 1 số loại enzyme và protein trong máu được gan tổng hợp ra.

Xét nghiệm ALT

ALT là một loại enzyme đặc hiệu của gan, chất này được sản xuất nhằm giúp gan chuyển hóa protein thành năng lượng cho tế bào gan sử dụng. Khi tế bào gan bị tổn thương, nồng độ ALT sẽ tăng lên trong máu.

Xét nghiệm AST

AST cũng là một loại men gan khá đặc hiệu, có tác dụng chuyển hóa acid amin nên thường chỉ tồn tại với lượng nhỏ trong máu. Khi có tổn thương ở gan hoặc tổn thương cơ, nồng độ AST trong máu sẽ tăng đáng kể.

Xét nghiệm ALP

ALP là một loại enzyme có trong gan và xương, giữ vai trò đặc biệt quan trọng là phân hủy protein. Giống như các chỉ số men gan khác, chỉ số ALP cũng tăng khi gan bị tổn thương hoặc bệnh lý ở xương.

Xét nghiệm Albumin và protein toàn phần

Albumin là protein được sản xuất tại gan, có vai trò chống lại nhiễm trùng và thực hiện 1 số chức năng của hoạt động sống khác. Ngược lại với chỉ số men gan, nồng độ Albumin và protein toàn phần sẽ thấp hơn bình thường nếu mắc bệnh lý ở gan hoặc tế bào gan bị tổn thương cấp tính.

Bilirubin

Bilirubin là chất được tạo ra trong quá trình phân hủy tế bào hồng cầu, thông thường chất này liên tục được tạo ra và được thải lọc qua gan để bài tiết qua phân. Tuy nhiên nếu chất này có nồng độ cao trong máu, nó cảnh báo nguy cơ tổn thương gan và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Xét nghiệm Bilirubin chẩn đoán tổn thương gan