Blog - Cường Can Vương - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Gan nhiễm mỡ – dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. 25% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến thành Viêm gan, Xơ gan, Ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có 2 nhóm bệnh?

– Gan nhiễm mỡ do rượu bia: chất cồn trong rượu bia có 02 tác động gây hại

  • Khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan.
  • Thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc. Các độc tố này làm tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản xuất các chất gây viêm, gây hoại tử tế bào gan.

– Gan nhiễm mỡ không do rượu bia: thường khởi phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (như béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid máu,…) hoặc do lối sống không khoa học (chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, lười vận động…) dẫn đến ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan. Khi đó, các tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này khiến gan bị tổn thương, bị mỡ hóa.

Phần lớn các trường hợp Gan nhiễm mỡ đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã diễn tiến nặng sang viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.

Nếu đã bị gan nhiễm mỡ và không thể kiểm soát tốt lượng chất béo nạp vào cơ thể, người bị gan nhiễm mỡ nên lựa chọn những giải pháp giúp tăng oxy hóa acid béo, ly giải chất béo và hóa giải mỡ ở gan trước khi bệnh chuyển sang viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Phân loại theo các mức độ?

Phân loại theo tổn thương mô gan:

– Gan nhiễm mỡ đơn giản: Có mỡ trong gan nhưng không gây tổn thương tế bào gan. Dạng bệnh này hiếm khi diễn biến tới mức nghiêm trọng.

– Viêm gan nhiễm mỡ: Tế bào gan bị tổn thương, viêm nhiễm. Nó có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn như: Xơ gan, Ung thư gan…

Phân loại theo mức độ:

Hàm lượng mỡ trong gan càng cao thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng.

MỨC ĐỘ HÀM LƯỢNG MỠ
Gan nhiễm mỡ độ 1 Chiếm từ 5 – 10% trọng lượng gan
Gan nhiễm mỡ độ 2 Chiếm từ 10 – 25% trọng lượng gan
Gan nhiễm mỡ độ 3 Chiếm từ 30% trọng lượng gan trở lên

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Nhiều trường hợp bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh thường được phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm chức năng gan.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể giúp người bệnh nhận biết như:

  • Chán ăn.
  • Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi dù không lao động gắng sức.
  • Đau hạ sườn phải

Một số triệu chứng khác chỉ xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan:

  • Bụng sưng to
  • Lòng bàn tay đỏ
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sậm màu, phân nhạt
  • Giảm cân đột ngột
  • Xuất hiện các dấu sao mạch giống như mạng lưới ở dưới da

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Đôi khi bệnh không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu nên khó nhận biết. Việc phát hiện khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng là một trong những yếu tố khiến gan nhiễm mỡ trở nên nguy hiểm hơn. Đặc biệt, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng như:

  • Tích tụ chất lỏng trong bụng khiến bụng bị sưng.
  • Gây sưng tĩnh mạch thực quản. Lâu dần có thể gây vỡ tĩnh mạch, mất máu dẫn tới tử vong.
  • Suy gan: Chức năng gan bị suy giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cả cơ thể.
  • Xơ gan: Các mô sẹo dần thay thế các tế bào gan khỏe mạnh làm gan không thể thực hiện tốt chức năng thông thường.

Ung thư gan: Các tế bào bất thường sinh trưởng mạnh mẽ trong gan, lấn át các tế bào gan khỏe mạnh. Ung thư gan là căn bệnh có thể đe dọa tới tính mạng.

Điều trị gan nhiễm mỡ

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của Bác sỹ
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
  • Giảm cân trị gan nhiễm mỡ
  • Dùng phương pháp phẫu thuật theo tư vấn và yêu cầu của Bác sỹ

Tăng men gan – nguyên nhân và cách phòng tránh

Gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng chuyển hóa, khi tế bào gan bị hủy hoại quá mức sẽ phóng thích các men này vào máu gây TĂNG MEN GAN.

Kết quả xét nghiệm tăng men gan trong máu là dấu hiệu cho biết gan đang bị viêm và hoại tử tế bào gan (ALT, AST) cũng như bất thường về bài tiết mật ở gan (GGT, ALP).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Các chỉ số ALT, AST, GGT bình thường trong các ngưỡng:

Chỉ số men gan cao

Vậy chỉ số men gan thế nào là tăng? Khi chỉ số cao hơn chỉ số bình thường dưới đây thì gọi là tăng men gan:

CHỈ SỐ MEN GAN

CHỈ SỐ BÌNH THƯỜNG (UI/L)

ALT

20 – 40

AST

20- 40

GGT

20 – 40

ALP

30 – 110

Dấu hiệu men gan cao

Nhiều người thường chỉ phát hiện ra tình trạng này khi đi khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra máu định kỳ. Bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Mức độ men gan tăng càng cao thì các dấu hiệu lâm sàng thường càng biểu hiện rõ.

  • Mẩn ngứa: Trên da có thể xuất hiện các nốt nhỏ hồng đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn: Cảm giác ăn không ngon miệng, không thèm ăn.
  • Mệt mỏi: Cơ thể như mất sức, uể oải, không tập chung làm việc.
  • Vàng da: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Thường sự thay đổi màu sắc rõ nhất là lòng bàn tay, gan bàn chân và lòng trắng mắt. Bởi gan không đào thải được sắc tố mật bilirubin – có màu vàng đặc trưng.
  • Đau hạ sườn phải: Đây là vị trí của gan nên người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau tại đây.
  • Phân nhạt màu, nước tiểu đậm: Do tắc mật khiến bilirubin không được đào thải qua đường phân và tăng ở nước tiểu. Nên nó không thể “nhuộm vàng” phân và gây nước tiểu đậm màu. – Sốt nhẹ

Nguyên nhân gây tăng men gan

  1. Chế độ ăn thiếu khoa học gây tăng men gan
  2. Uống quá nhiều rượu bia
  3. Tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc
  4. Bệnh lý về gan gây tăng men gan
  5. Bệnh lý đường mật
  6. Một số bệnh lý khác khiến men gan cao

Ngoài các bệnh lý đường tiêu hóa kể trên, một số bệnh lý ở cơ quan khác cũng có thể là nguyên nhân. Bởi chúng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa tế bào gan.

  • Sốt rét: Bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây ra. Nó cũng gây tổn thương tế bào gan, thận, đặc biệt là sốt rét ác tính.
  • Bệnh tim mạch: Một số bệnh lý về tim mạch có thể đẩy lượng enzyme gan trong máu tang cao. Đó là: Suy tim
  • Rối loạn chất sắt: Nạp vào cơ thể quá nhiều chất sắt có thể gây rối loạn chất sắt. Từ đó dẫn tới tăng men gan, đặc biệt là AST và ALT.

Bệnh tiểu đường: Người bị đái tháo đường lâu năm có thể bị tăng men gan. Bởi rối loạn chuyển hóa glucose có thể kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo. Chất béo tích tụ trong gan sẽ làm chức năng gan suy giảm từ đó gây tăng men gan.

Cách phòng tránh

  • Việc tạo dựng một lối sống khoa học có thể phần nào hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số gợi ý:
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B2, B6, omega-3 để hỗ trợ chức năng gan. Chúng có trong ngũ cốc, cá béo, rau họ cải, quả mọng… Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, rượu bia… Uống đủ nước.
  • Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngủ đúng giờ. Tránh tối đa căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.
  • Khám sức khỏe và kiểm tra nồng độ men gan định kỳ. Đặc biệt là đối tượng có nguy cơ bị men gan cao như: Người dùng thuốc Tây dài ngày, uống quá nhiều bia rượu, mắc các bệnh lý có liên quan.
  • Tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, bấm móng tay, dao cạo râu…
  • Tích cực điều trị các bệnh lý có nguy cơ làm tăng men gan.

Điều trị men gan cao

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Nếu tình trạng này xuất phát từ chế độ dinh dưỡng thì việc điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày sẽ tạo chuyển biến tốt. Nếu là do uống rượu bia quá độ thì người bệnh cần hạn chế rượu bia. Với trường hợp tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể xem xét đổi liều, đổi loại thuốc hoặc sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ.

Các trường hợp bệnh lý có thể được chỉ định thuốc Tây như: Thuốc kháng virus trị viêm gan do virus, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc hướng gan… Lưu ý là người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc cấp cứu có thể cần phải phẫu thu

Viêm gan do virut – thử thách của nền y học thế giới

Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm.

Viêm gan chia thành 2 loại: viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Trong đó, viêm gan kéo dài trên 6 tháng, gọi là viêm gan mạn tính. Viêm gan mạn tính thường là hậu quả của viêm gan cấp tính. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính. Viêm gan mạn tính tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Viên gan virut, âm thầm mai phục lá gan

Hiện nay, người ta đã biết có 6 loại virus gây viêm gan phổ biến là A, B, C, D, E, G. Tất cả đều có thể gây ra viêm gan cấp tính. Song chỉ có viêm gan virus B, C, D là có thể làm cho bệnh viêm gan kéo dài thành mãn tính, rồi dẫn đến xơ gan.

Trong đó, viêm gan virus B và C là được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, tại Việt Nam có 7,8 triệu người đang sống chung với viêm gan B và gần một triệu người đang sống chung với viêm gan C. Nếu không được chăm sóc đúng cách, hai loại viêm gan này “âm thầm” tấn công gây ra khoảng 40% các trường hợp xơ gan và 70 – 80% trường hợp ung thư gan.

Đáng lo ngại, 90% người bệnh không biết về tình trạng của mình. Chính vì vậy đã gây không ít khó khăn khi các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời viêm gan ở giai đoạn nhẹ cho tới khi người bệnh rơi vào giai đoạn muộn, các tế bào gan bị tổn thương nhiều thì các dấu hiệu mới xuất hiện rầm rộ “cướp” đi sự sống người bệnh bằng xơ gan hoặc ung thư gan.

Chúng ta nhiễm viêm gan do virut trong trường hợp nào

Những tình huống có thể lây truyền viêm gan virus B, C như dùng chung dụng cụ có khả năng dính máu từ người bệnh như cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng). Virus viêm gan cũng có thể lây qua vết trầy xước, dụng cụ châm cứu, xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo, lây truyền từ mẹ sang con.

Giai đoạn cấp tính của viêm gan virus thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm dạng nhẹ, bao gồm: Tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau cơ khớp, buồn nôn, đau bụng nhẹ, nôn, giảm cân, vàng da. Giai đoạn cấp tính thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể dẫn đến suy gan cấp tính và gây tử vong.

Viêm gan do virus cấp tính cũng có thể tiến triển thành mạn tính, phổ biến nhất là viêm gan B và C với dấu hiệu điển hình như vàng da (lưỡi, tròng mắt và da đều màu vàng), sưng các chi dưới, nhầm lẫn, máu trong phân hoặc nôn mửa. Ngoài ra, bạn còn có các triệu chứng như nước tiểu đậm màu, phát ban da, ngứa da, phân có màu sáng.

TPBVSK Cường Can Vương luôn đồng hành cùng sức khỏe và mang lại hiệu quả tốt nhất cho gan của bạn

Những nguyên nhân khiến gan tiến triển thành xơ gan

1, Tuổi càng cao, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Ở người già, chức năng sinh lý toàn thân dần giảm đi, thể chất dần kém, năng lực tổng hợp protein của gan ngày một giảm

Virus viêm gan B và C là hai nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan ở người già. Bên cạnh đó là 1 số nguyên nhân kéo dài gây nên như:

● Tắc mật kéo dài.

● Do nhiễm một số chất độc hóa học, tích tụ sắt và đồng trong cơ thể.

● Thuốc: Một số loại thuốc dùng lâu ngày có thể dẫn tới xơ gan như methotrexate hoặc isoniazid.

Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng không do rượu. Tiến triển tình trạng này thường kéo dài từ 10 tới 20 năm có thể dẫn tới xơ gan.

So với người trẻ tuổi thì xơ gan ở người cao tuổi nguy hiểm hơn do thời điểm này cơ thể suy yếu hơn và có thể có những bệnh lý kết hợp.

2, Nam giới có nguy cơ mắc xơ gan cao hơn!

Mặc dù đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, thế nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có khả năng đáp ứng hệ miễn dịch tốt hơn nam giới nên họ ít mắc bệnh truyền nhiễm hơn. Phát hiện này góp phần lý giải vì sao đàn ông bị viêm gan B (viêm gan siêu vi B) cao gấp 6 lần so với phụ nữ, tốc độ hủy hoại gan cũng nhanh hơn, tỷ lệ chuyển sang xơ gan, ung thư gan cao hơn.

Khi virus viêm gan B tấn công gan, cơ thể sẽ sinh miễn dịch để tiêu diệt, nhưng vì kháng thể thấp nên không đủ sức tiêu diệt virus HBV. Theo thời gian, virus viêm gan B nhân đôi và phát triển mạnh cộng với sức đề kháng yếu làm bệnh nhanh tiến triển sang xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Bên cạnh đó, nếu nam giới có kèm theo các nguyên nhân khác trong bài, gan nhanh chóng suy yếu và tạo điều kiện cho virus viêm gan B tấn công tiến triển thành xơ gan.

3, Càng uống nhiều bia rượu, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Hiện nay, tỷ lệ uống rượu bia tại Việt Nam ở mức nguy hại với 44,2% nam giới trưởng thành, 1,2% nữ giới. Tỷ lệ người bị bệnh gan nhiễm mỡ đang chiếm khoảng 2,8 – 24% dân số thế giới. Nếu không điều trị kịp thời, 50% người bệnh gan nhiễm mỡ do rượu sẽ bị xơ hóa, 15% số này tiến triển thành xơ gan và 4% có nguy cơ mắc ung thư gan.

Chất cồn và những hóa chất độc hại làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng tích tụ độc chất khiến gan nhanh chóng suy yếu, đồng thời tạo điều kiện cho virus viêm gan B tấn công, sinh sôi và phát triển. Đồng thời, tế bào gan thoái hóa mỡ, tổ chức xơ phát triển dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

4, Nếu bị nhiễm virus viêm gan B hay HBV, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Bản thân siêu vi viêm gan B (HBV) không trực tiếp làm tổn thương các tế bào gan, mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể con người nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm siêu vi, và tấn công phá hủy các tế bào này gây tổn thương gan.

Nếu kéo dài thời gian, tế bào gan sẽ bị hư hại nhiều dẫn tới men gan tăng cao. Nếu tế bào gan bị tổn thương quá lớn sẽ dẫn đến suy tế bào gan nặng, hay còn gọi là viêm gan tối cấp. Người bệnh sẽ có triệu chứng như bị cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, ăn kém ngon, sụt cân, và ngứa khắp người. Triệu chứng nặng hơn như: sốt, vàng mắt, vàng da, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm, và nếu rơi vào viêm gan tối cấp có thể bị tử vong…

Khi quá trình này được tiếp diễn trong một thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí có một tỉ lệ diễn tiến ung thư gan. Nhiễm virus phối hợp 2 loại viêm gan B và viêm gan C có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao gấp nhiều lần nếu chỉ bị một loại.

5, Nếu thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Béo phì, thừa cân là yếu tố nguy cơ gây gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhiều thống kê chỉ ra: có đến 70% những người bị béo phì mắc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). Trong khi chỉ 10 – 15 % những người có cân nặng bình thường bị NASH. Bệnh có thể dẫn tới tình trạng gan không phục hồi được: xơ gan, suy gan và ung thư gan nguyên phát.

Nhiều nhà khoa học dự đoán: “Trong vòng 10 năm tới, gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý gan, xơ gan và chỉ định ghép gan ở các nước phát triển”.

6, Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Bệnh lý gan thường bị lãng quên trong số người bệnh đái tháo đường, điều này có phải do các biến chứng mãn tính của đái tháo đường lên tim mạch, mắt, thần kinh hay thận quá nổi bật.

Kết quả các nghiên cứu gần đây cho thấy đái tháo đường týp 2 có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic steatohepatitis – NASH) song hành với tình trạng đề kháng insulin. Tình trạng này được lý giải do sự tương quan giữa của tình trạng đề kháng insulin và béo phì vùng bụng.

Những người đái tháo đường mới chẩn đoán gia tăng gần gấp đôi tỉ lệ xơ gan, suy tế bào gan hoặc thay gan khi so sánh với những người lớn cùng độ tuổi, giới và không bị đái tháo đường..

7, Nếu nghiện hút thuốc lá, nguy cơ mắc xơ gan càng lớn!

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam nằm trong top cao trên thế giới, với 22,5% người trưởng thành sử dụng thuốc lá, trong đó nam giới hút thuốc chiếm 45.3% và nữ giới hút thuốc chiếm 1.1%.

Khói thuốc lá không tác động trực tiếp tới gan mà nó gián tiếp làm tổn hại cơ quan này. Các chất độc trong khói thuốc lá gây mất cân bằng oxy hóa ở gan, dẫn đến tổn thương các tế bào gan và xơ gan. Ngoài ra, N-Nitrosodiethylamine, một trong những chất độc có trong thuốc lá gây ra các khối u ở gan, là tác nhân gây ung thư gan.

Các chất độc trong khói thuốc lá ngăn chặn gan thực hiện các chức năng chính. Theo thời gian, gan trở nên kém hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể con người. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ các loại thuốc mà bạn dùng để điều trị bệnh gan.

Theo một nghiên cứu năm 2011, gần một nửa các trường hợp chẩn đoán ung thư gan đều do hút thuốc. Thành phần asen trong khói thuốc mà bạn hít vào cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.

Những gợi ý cách tự kiểm tra để biết gan của bạn khỏe mạnh

Làm thế nào để biết gan có khỏe mạnh hay không? Đây là các thông tin liên quan bạn có thể tham khảo và tự kiểm tra.

Móng tay:

Chức năng gan có tốt hay không có thể cảm nhận được bằng cách nhìn vào móng tay. Nếu bạn thấy móng tay lồi lõm không đều, có thể cho thấy gan không tốt, và móng tay nhợt nhạt hoặc mềm, thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có vấn đề về thiếu khí huyết.

Cảm xúc

Quan niệm Đông y cho rằng sự tức giận rất dễ làm tổn thương gan và những người có gan kém cũng dễ bị trầm cảm, buồn bã, bất ổn về tình cảm, tăng chỉ số đường huyết… Điều này là do sự trì trệ của khí trong gan.

Nếu người có chức năng gan tốt, khi gặp phải những điều khó chịu tương tự, nó có thể nhanh chóng phục hồi, nhưng nếu đó là một người bị ứ gan, có thể có những cảm xúc như chán ăn, khóc, trầm cảm và đau khổ. Về lâu dài, rất dễ có khả năng bị trầm cảm.

Xương sườn

Xương sườn nằm ở hai bên ngực và tiếp xúc gần khu vực có liên quan đến gan và túi mật trong cơ thể. Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng xương sườn sẽ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan có thể xảy ra.

Thông thường, các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn sau khi cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức. Trong tình huống này, bạn nên xem xét có phải liệu vấn đề tổn thương gan mật đã xuất hiện hay không.

Tóc

Bạn cũng có thể thấy nếu có vấn đề với gan bằng cách nhìn vào tóc. Nói chung, những người có gan kém có xu hướng tóc bị khô và dễ gãy. Điều này là do thiếu hụt khí huyết trong gan và thận.

Khi xuất hiện các triệu chứng tóc nhiều dầu hơn, dễ rụng tóc hoặc da thường bị mụn, có thể là dấu hiệu cảnh báo có nhiều độc tố trong gan, hoặc có thể do gan bị nóng, vì vậy đây là thời điểm bạn cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của gan.

Làm gì để duy trì lá gan khỏe mạnh?

Để có lá gan khỏe, bên cạnh chế độ ăn ngủ điều độ, đúng giờ, mọi người nên tập thể dục mỗi ngày. Trong quá trình tập thể dục, cùng với việc toát mồ hôi, các chất độc cũng được thải bớt ra ngoài. Tập thể dục khiến quá trình chuyển hóa tốt hơn, máu lưu thông mạnh hơn, giảm stress…

Từ xưa đến nay, nhiều loại cây cỏ có tác dụng giải độc cho gan được sử dụng nhưng chủ yếu chế biến bằng cách nấu cao hoặc sắc nước để uống. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau củ quả., chẳng hạn như:

  • Papain từ đu đủ có tác dụng như men pepsin của dạ dày.
  • Alicin từ bột tỏi có tác dụng kháng khuẩn tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Betacarotene từ gấc, trứng gà có thể loại bỏ tác nhân oxy hóa tế bào.
  • Enzyme Peroxidase chiết xuất từ quả mướp đắng và củ cải giúp chống oxy hóa, chống lão hóa.